top of page

Kết quả tìm kiếm

60 results found with an empty search

  • Siêu sóng thần cao nhất lịch sử trên Trái Đất

    Trận sóng thần cao hơn cả tòa nhà Empire State xảy ra năm 1958, sau một vụ lở đất ở vịnh Lituya. Vào đêm ngày 9/7/1958, một trận động đất mạnh 7,7-8,3 độ richter đã gây ra một trận lở đất khổng lồ trên bờ đông bắc vịnh Lituya dọc theo bờ biển phía nam bang Alaska (Mỹ). Trận động đất xảy ra dọc theo khe đứt gãy Fairweather. Chính Fairweather cũng khiến cho địa hình của vịnh Lituya có hình dạng chữ T đặc biệt như vậy khi nhìn trên cao. Vịnh dài 11,2km, rộng 3,2km. Sau khoảnh khắc trận động đất xảy ra, 40 triệu mét khối vật chất ở độ cao 914 mét đã lao từ sườn núi xuống vùng biển Gilbert Inlet. Một phần đất đá rơi trúng sông băng Lituya. Tất cả điều này đã gây nên một cột sóng thần cao hơn 30m ngay lập tức trước khi di chuyển. Không dừng ở độ cao đó, tác động của động đất mạnh cùng dư chấn và sạt lở đất khổng lồ đã khiến sóng thần tiếp tục thu năng lượng và tăng dần chiều cao lên đến 524 mét, trở thành siêu sóng thần lớn nhất trong lịch sử Trái Đất. Ở độ cao khủng khiếp này, siêu sóng thần trên vịnh Lituya hoàn toàn có thể "nuốt trọn" tòa nhà Empire State cao 443 mét của Mỹ. Siêu sóng thần khổng lồ tiếp tục di chuyển xuống toàn bộ hai bên của vịnh Lituya, qua La Chaussee Spit và vào vịnh Alaska, san phẳng cây cối trên các sườn dốc bao quanh vịnh với độ cao tối đa lên tới 524 m so với mực nước biển. Đây được gọi là độ cao runup - độ cao mà sóng đạt được sau khi đổ bộ. Sức mạnh không gì cản phá nổi của siêu sóng thần đã khiến hàng triệu cây dọc theo hai bờ của vịnh bị bật gốc và bị cuốn đi. "Đây là cơn sóng lớn nhất từng được ghi lại và có nhân chứng chứng kiến", Hermann Fritz, giáo sư kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Viện Công nghệ Georgia, chuyên gia về sóng thần và bão, cho biết. Ông nói thêm, có khả năng còn những trận sóng lớn hơn trong lịch sử Trái Đất. Điều này có thể suy ra từ các trầm tích địa chất, nhưng chúng vẫn chưa được lý giải rõ ràng. Fritz là tác giả chính của một nghiên cứu công bố trên tạp chí Pure and Applied Geophysics năm 2009. Nghiên cứu này tái tạo trận sóng thần ở vịnh Lituya bằng cách sử dụng một bể thí nghiệm chuyên dụng với tỷ lệ 1: 675 mô phỏng hình dạng của vịnh. Các nhà nghiên cứu ước tính, với sóng thần đạt độ cao này, trận lở đất ban đầu có thể đã đổ khoảng 30 triệu m3 đá xuống vịnh Lituya. Vụ lở đất dữ dội cung cấp lực để tạo ra cơn sóng lớn kỷ lục, nhưng hình dạng của vịnh mới là lý do thực sự khiến sóng cao đến vậy, theo Fritz. Lituya là fjord - loại vịnh nhỏ ven biển dài và hẹp với các sườn dốc được tạo ra từ một sông băng cổ đại. Vịnh dài khoảng 14,5 km với điểm rộng nhất là 3,2 km. Khu vực này có độ sâu tối đa 220 m và nối với vịnh Alaska bằng một khe hở rộng 300 m. Trận lở đất gây ra sóng thần năm 1958 xảy ra tại vịnh nhỏ Gilbert nằm ở phía cuối fjord, cách biển xa nhất. Trong một trận sóng thần do lở đất điển hình, sóng sẽ tỏa ra theo hình quạt. Nhưng hình dạng hẹp và độ dốc lớn của vịnh Lituya, cộng thêm vị trí xuất phát, khiến toàn bộ sức mạnh của sóng dồn về một hướng. Vì không có nơi nào khác để chảy đi nên nước bị đẩy lên những dốc núi cao xung quanh. Đó là lý do khiến trận sóng thần năm 1958 đạt độ cao runup lớn như vậy, Fritz nói. Loại sóng cực mạnh này được gọi là siêu sóng thần (megatsunami). Fritz cho biết, sóng thần do lở đất hiếm hơn nhiều so với sóng thần kiến tạo hình thành do đáy biển đứt gãy khi các mảng kiến tạo di chuyển (ví dụ trận sóng thần ở Nhật Bản năm 2011), chiếm hơn 90% tổng số sóng thần. Sóng thần do lở đất tồn tại ngắn ngủi hơn nhiều so với sóng thần kiến tạo. "Sóng thần do lở đất có thể rất lớn ở gần nguồn nhưng tan rã nhanh chóng", Fritz nói. Trong khi đó, sóng thần kiến tạo bắt đầu như những cơn sóng nhỏ, sau đó di chuyển rất xa và tăng độ cao khi chúng chạm đến bờ biển. Trong sự kiện ở vịnh Lituya năm 1958, sóng đã giảm xuống độ cao dưới 100 m khi tới khe hở và không lan xa hơn sang vịnh Alaska. Đây không phải là trận sóng thần đầu tiên thuộc loại này xảy ra ở vịnh Lituya. Các nhà địa chất đã tìm thấy dấu vết về những trận sóng thần nhỏ hơn vào các năm 1853, 1854 và 1936, nhưng bằng chứng về chúng đã bị trận siêu sóng thần cuốn trôi, theo Hội đồng Chính sách Địa chấn các Bang miền Tây (WSSPC). Một số người sống sót sau trận sóng thần kỷ lục dù đang ở trên thuyền trong vịnh khi xảy ra lở đất. Họ đã vượt qua trận sóng hoặc chạy thoát qua cửa vịnh, WSSPC cho biết. Sau khi sóng tan khoảng ba tuần, vịnh Lituya mới được đánh giá là đủ an toàn để các nhà nghiên cứu khảo sát. Các nhà nghiên cứu khi đó miêu tả, có tới hàng triệu cây bị bật gốc và trôi nổi trong vịnh. Nguồn Tổng hợp

  • Huyền thoại về quái vật Hồ Loch Ness

    Baoquocte.vn. “Quái vật hồ Loch Ness” có thể là có thật, các chuyên gia Vương quốc Anh nói sau khi phát hiện hóa thạch loài Xà đầu long (Plesiosaur) dưới đáy sông cổ đại ở châu Phi. Quái vật hồ Loch Ness là một phần của các truyền thuyết dân gian Scotland nói về một loài bò sát có đầu nhỏ và cổ dài - tất cả các đặc điểm đều giống với loài khủng long Plesiosaurs. Tuy nhiên, các lập luận trước đây được đưa ra rằng những sinh vật này không thể sống ở hồ Loch Ness vì chúng không thể sống ở nước ngọt. Có một số bí ẩn trên hành tinh này vẫn chưa được giải đáp, bao gồm “người tuyết Yeti” sống trên dãy Himalaya, những khối đá Stonehenge hay sự tồn tại của “Quái vật hồ Loch Ness”. Hồ Loch Ness là một hồ nước ngọt thuộc vùng Highlands, Scotland, có diện tích 56 km2, Lượng nước trong hồ nhiều hơn tổng tất cả các hồ tại Anh và Xứ Wales cộng lại. Đây chính là nơi được cho là "nhà" của thủy quái gây tranh cãi nhất trong lịch sử: Nessie - Quái vật hồ Loch Ness. Quái vật bí ẩn nhất hành tinh Quái vật hồ Loch Ness (có biệt danh là Nessie) là một trong những sinh vật bí ẩn nhất hành tinh. Theo truyền thuyết dân gian Scotland, đó là một sinh vật cổ dài vẫn sống dưới đáy hồ. Trong gần 2 thế kỷ từ khi được phát hiện lần đầu tiên đến nay, đã có hơn 3.000 người cho là đã nhìn thấy sinh vật bí ẩn này. Gần đây nhất, theo lời kể của người dân, quái vật hồ Loch Ness được cho đã xuất hiện 5 lần trong năm 2021 và lần gần nhất là vào khoảng 16 giờ 15 phút (giờ địa phương) ngày 17/3/2021. Rất nhiều chuyên gia đã tìm cách chứng minh hoặc bác bỏ sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness. Năm 2003, BBC đã tiến hành cuộc nghiên cứu lớn nhất lịch sử tại hồ Loch Ness để tìm kiếm con thủy quái. Họ đã sử dụng 600 máy phát siêu âm cùng công nghệ dò tìm từ vệ tinh nhưng vẫn không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của quái vật hồ Loch Ness. Nhiều nghiên cứu khác cũng thu được kết quả tương tự. Các chuyên gia cho rằng, hàng nghìn trường hợp quả quyết đã nhìn thấy Nessie có thể đã nhầm lẫn con quái vật với nhiều loài vật to lớn khác hoặc các thân gỗ trôi nổi giữa hồ. Hiệu ứng từ gió cũng khiến khả năng quan sát của con người kém đi. Tuy nhiên, những phát hiện mới cho thấy rằng, trên thực tế loài Plesiosaurs đã thích nghi được với nước ngọt và thậm chí có thể dành cả cuộc đời của chúng sống trong môi trường nước ngọt, tương tự như loài cá heo sông ngày nay. Quái vật hồ Loch Ness có thể tồn tại, nhưng thằn lằn đầu rắn đã tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Bath và Đại học Portsmouth (Anh), Đại học Hassan II (Marocco), đã tìm thấy hóa thạch của thằn lằn đầu rắn (Plesiosaur), một loài bò sát cổ dài đã tuyệt chủng, ở nơi từng là một hệ thống sông cổ đại. Trước đây, người ta vẫn cho rằng, thằn lằn đầu rắn cổ dài (Plesiosaur) chỉ sống ở biển, nhưng theo nghiên cứu công bố hôm 21/7 trên Tạp chí Cretaceous Research, các hóa thạch được phát hiện tại sa mạc Sahara của Morocco, Nhận định này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch của loài Plesiosaurs (còn gọi là Xà đầu long - một loài bò sát biển cổ dài sống ở thời đại khủng long) là một vùng nước ngọt cách đây 100 triệu năm. Dù phát hiện đã hé lộ rằng quái vật hồ Loch Ness có thể tồn tại, các nhà nghiên cứu vẫn nhấn mạnh, thằn lằn đầu rắn đã tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm, cùng thời với khủng long. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện được hóa thạch xương và răng của một con Plesiosaurs trưởng thành dài ba mét, và xương chi trước của một con non dài 1,5 mét. Răng của thằn lằn đầu rắn có dấu vết mài mòn tương tự thằn lằn gai, chứng tỏ chúng ăn cùng loại cá bọc giáp sống ở sông hồ. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng sống cùng với rùa, cá, cá sấu, ếch và những loài khủng long thủy sinh khổng lồ như Spinosaurus. Ông David Martill, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu, nói: “Điều làm tôi ngạc nhiên là dòng sông cổ đại ở Morocco có rất nhiều loài ăn thịt sống cùng nhau. Đây không phải là nơi an toàn để bơi lội!”. Những chiếc răng của hóa thạch khủng long Plesiosaur bị mòn đáng kể tương tự như những chiếc răng được tìm thấy của khủng long Spinosaurus, cho thấy rằng chúng đã ăn cùng một loại cá bọc thép ở con sông này, thay vì chỉ thỉnh thoảng ghé thăm nơi đây. Hóa thạch thằn lằn đầu rắn được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1823. Hình dáng cơ thể của chúng với 4 chân chèo dài, cổ dài và đầu nhỏ được cho là đã truyền cảm hứng cho những câu chuyện về Nessie. Tuy nhiên, trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng chỉ sống ở biển. Mặc dù các câu chuyện "quái vật hồ Loch Ness" thường bị bác bỏ, nhưng phát hiện mới về thằn lằn đầu rắn cổ dài cho thấy một sinh vật như vậy hoàn toàn có thể sống ở hồ nước ngọt như hồ Loch Ness. Những hóa thạch thằn lằn đầu rắn khác được khai quật ở Anh, châu Phi, Australia, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Dù phát hiện đã hé lộ rằng quái vật hồ Loch Ness có thể tồn tại, các nhà nghiên cứu vẫn nhấn mạnh, thằn lằn đầu rắn đã tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm, cùng thời với khủng long. Tiến sĩ Nick Longrich, một trong những tác giả của nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cretaceous Research, cho biết: "Những chiếc xương tìm thấy cho chúng ta biết rất nhiều điều về hệ sinh thái cổ đại. “Chúng tôi chưa thực sự biết lý do tại sao Plesiosaurs lại sống ở nước ngọt. Từ trước đến nay, các nhà cổ sinh vật học luôn gọi chúng là “loài bò sát biển”, nhưng chắc gì chúng đã phải sống ở biển? Rất nhiều loài động vật ở biển đã tiến vào sống ở vùng nước ngọt”.

  • Nỗi sợ hãi đến từ hố đen vũ trụ

    Không có gì trong vũ trụ đáng sợ hơn một hố đen, Chris Impey, giáo sư thiên văn học Đại học Arizona, Mỹ nhấn mạnh trong bài phân tích về hố đen vũ trụ. Hố đen - khu vực trong vũ trụ có lực hấp dẫn mạnh đến mức không gì có thể thoát ra ngoài - là chủ đề nóng hổi hiện nay. Giáo sư Chris Impey chỉ ra, hố đen đáng sợ vì 3 lý do. Nếu bất cứ thứ gì rơi vào một hố đen hình thành khi một ngôi sao chết đi, vật đó sẽ bị xé vụn. Những hố đen khổng lồ quan sát được ở trung tâm của tất cả các thiên hà đều "phàm ăn" vô cùng. Và cuối cùng, hố đen là nơi các quy luật vật lý vô hiệu. Nghiên cứu hố đen hơn 30 năm, tập trung vào các hố đen siêu khối lượng ở trung tâm của các thiên hà, giáo sư Đại học Arizona lưu ý, hầu hết thời gian các hố đen không hoạt động nhưng khi ở trạng thái hoạt động nuốt những ngôi sao và khí, vùng gần hố đen có thể chiếu sáng toàn bộ thiên hà chứa hố đen đó. Những thiên hà chứa hố đen hoạt động được gọi là chuẩn tinh. Với những gì nhân loại tìm hiểu về hố đen vài thập kỷ qua, vẫn còn rất nhiều bí ẩn cần giải đáp. Hố đen là nấm mồ vật chất Hố đen vũ trụ được cho là hình thành khi một ngôi sao khổng lồ chết đi. Sau khi nhiên liệu hạt nhân của ngôi sao cạn kiệt, lõi ngôi sao sụp đổ đến trạng thái vật chất dày đặc hơn 100 lần so với hạt nhân nguyên tử, dày đặc tới mức proton, neutron và electron không còn là những hạt rời rạc nữa. Bởi các hố đen là vùng tối nên được phát hiện khi quay quanh một ngôi sao bình thường. Những đặc tính của ngôi sao bình thường giúp các nhà thiên văn suy ra được những đặc tính của đối tượng đồng hành tối đó là hố đen. Hố đen đầu tiên được xác nhận là Cygnus X-1, nguồn tia X sáng nhất trong chòm sao Thiên Nga. Kể từ đó, khoảng 50 hố đen vũ trụ đã được phát hiện trong những hệ thống mà một ngôi sao bình thường đi theo quỹ đạo với một hố đen. Đó là những ví dụ gần nhất về khoảng 10 triệu hố đen được cho là nằm rải rác trong Dải Ngân hà. Hố đen vũ trụ là những nấm mồ vật chất: Không gì có thể thoát khỏi chúng, kể cả ánh sáng. Số phận của bất kỳ ai rơi vào một hố đen là sẽ bị "spaghettification" (hay spaghetti hóa) đau đớn - ý tưởng mà Stephen Hawking phổ biến trong cuốn sách “Lược sử thời gian". Trong quá trình spaghettification, lực hấp dẫn cực mạnh của hố đen sẽ kéo giãn cơ thể, tách xương, cơ, gân và thậm chí cả các phân tử. Như mô tả về cổng địa ngục trong Thần khúc của Dante, có thể hiểu số phận của bất cứ ai hoặc vật thể nào rơi vào hố đen, là: Tất cả những ai bước vào đây hãy từ bỏ hi vọng. Quái thú đói khát trong mọi thiên hà Trong 30 năm qua, các quan sát bằng kính viễn vọng không gian Hubble chỉ ra rằng, tất cả các thiên hà đều có hố đen ở trung tâm, với những hố đen lớn ở các thiên hà lớn. Phạm vi khối lượng của các hố đen vũ trụ khác biệt đáng kinh ngạc, từ gấp vài lần Mặt trời đến những quái vật to gấp hàng chục tỉ lần, sự khác biệt như quả táo với đại kim tự tháp Giza Ai Cập. Những hố đen khổng lồ nguy hiểm theo 2 cách. Nếu đến quá gần, lực hấp dẫn khổng lồ sẽ hút các vật thể vào. Và nếu hố đen đang ở giai đoạn chuẩn tinh hoạt động, bức xạ năng lượng cao sẽ thổi bay các vật thể. Hố đen siêu khối lượng rất kỳ lạ Hố đen lớn nhất được phát hiện cho đến nay nặng gấp 40 tỉ lần khối lượng của Mặt trời hoặc gấp 20 lần kích thước của Hệ Mặt trời. Trong khi các hành tinh vòng ngoài của Hệ Mặt trời quay quanh quỹ đạo 1 lần trong 250 năm, hố đen lớn nhất lại quay 3 tháng 1 lần. Cạnh ngoài của hố đen lớn nhất di chuyển với tốc độ bằng một nửa tốc độ ánh sáng. Tâm của hố đen là điểm kỳ dị, điểm trong không gian mà mật độ là vô hạn. Chúng ta không thể hiểu bên trong hố đen bởi vì các quy luật vật lý bị phá vỡ. Thời gian đóng băng ở chân trời sự kiện và lực hấp dẫn trở nên vô hạn ở điểm kỳ dị. Theo Stephen Hawking, các hố đen vũ trụ đang dần bốc hơi. Trong tương lai xa của vũ trụ, rất lâu sau khi tất cả ngôi sao đã chết và các thiên hà bị thu hẹp tầm nhìn bởi sự giãn nở ngày càng nhanh của vũ trụ, hố đen sẽ là vật thể cuối cùng còn sót lại. Những hố đen siêu khối lượng nhất cũng mất một số năm không thể tưởng tượng được để bốc hơi, ước tính từ 10 đến 100 hoặc 10 với 100 số 0 sau nó. Những vật thể đáng sợ nhất trong vũ trụ gần như vĩnh cửu, giáo sư Chris Impey nhận định. Sự tồn tại của lỗ đen Năm 1915, Albert Einstein đưa ra thuyết tương đối rộng và vài tháng sau đó được bổ sung thêm phương trình trường mô tả không-thời gian bị biến dạng do sự có mặt của khối lượng. Lý thuyết này chỉ ra rằng hấp dẫn trên thực tế không phải - hay ít ra là không hẳn - là một lực, mà nó là hệ quả của sự biến dạng của không-thời gian do khối lượng. Vùng không-thời gian bị biến dạng quanh một vật thể mang khối lượng được gọi là trường hấp dẫn (giống như điện trường bao quanh vật mang điện tích). Chỉ vài tháng sau khi Einstein công bố lý thuyết của mình, một nhà vật lý khác là Karl Schwarzschild tính ra một nghiệm đặc biệt của phương trình trường, cho biết rằng khi một vật thể khối lượng M bị nén xuống một bán kính đủ nhỏ, nó sẽ sụp đổ do khối lượng của chính mình. Bán kính đó được gọi là bán kính Schwarzschild và được tính bằng công thức: rs = 2MG/c2. Trong đó, M là khối lượng vật thể, G là hằng số hấp dẫn còn c là vận tốc ánh sáng. Khi một vật thể như vậy sụp đổ, nó sẽ tạo thành một điểm có mật độ vô hạn ở trung tâm, được các nhà vật lý gọi là kỳ dị (singularity). Tại kỳ dị này, mọi định luật vật lý mà chúng ta đã biết được cho là sẽ không như vậy mà hành xử theo một cách hoàn toàn khác do độ cong của không-thời gian. Kỳ dị này là tâm của mặt cầu có bán kính chính bằng bán kính Schwarzschild. Đường bao của mặt cầu đó được gọi chân trời sự kiện (event horizon). Toàn bộ khu vực bên trong chân trời sự kiện đó chính là thứ được chúng ta gọi là lỗ đen (black hole). Trường hấp dẫn của lỗ đen mạnh tới mức nó uốn cong không-thời gian bên trong chân trời sự kiện tới độ cong vô hạn, khiến cho đường đi của mọi loại vật chất (trong đó có ánh sáng) khi chạm tới chân trời sự kiện đều bị uốn vào phía trong của nó và không thể đi ra ngoài. Vì lý do này, lỗ đen thường được hiểu nhầm là vật thể có thể hút mọi thứ với sức hút vô hạn. Trên thực tế, những gì không chạm tới chân trời sự kiện của nó thì vẫn chịu hấp dẫn của nó phụ thuộc vào khối lượng và khoảng cách như Newton đã mô tả trong định luật hấp dẫn của ông cách đây hơn 300 năm. Hai loại lỗ đen phổ biến mà các nhà khoa học đã xác định được ngày nay là lỗ đen khối lượng sao (hình thành do sự sụp đổ cuối đời của các sao nặng) và lỗ đen siêu nặng (ở trung tâm của hầu hết các thiên hà lớn đã được quan sát). Lỗ đen dẫn bạn đi xuyên qua không gian và thời gian? Những người mơ mộng thì hẳn là thích ý tưởng này. Một tác phẩm gần đây và gây được nhiều chú ý nhất liên quan tới đề tài này là phim Interstellar của đạo diễn Christopher Nolan. Ở cuối phim, nhân vật của Matthew McConaughey thông qua một lỗ đen để đi xuyên qua không gian và thời gian. Trên thực tế, ý tưởng đó không hề mới mà được nhắc tới nhiều lần. Không thể phủ nhận đó là ý tưởng đầy cuốn hút. Từ nhiều năm trước, các nhà vật lý lý thuyết sớm đã dự đoán sự tồn tại của một thực thể đối lập với lỗ đen gọi là lỗ trắng (white hole). Tấm ảnh lỗ đen vũ trụ thứ hai của nhân loại chụp Sagittarius A*, thiên thể khổng lồ nằm ngay trung tâm Dải Ngân hà Nhóm các nhà khoa học tới từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian đã lần thứ hai cung cấp cho nhân loại tấm ảnh lỗ đen vũ trụ. Đặc biệt hơn lần trước, tấm ảnh mới mô tả lỗ đen khổng lồ nằm giữa Dải Ngân hà thân thương. Năm 2019, các nhà thiên văn học công bố bức ảnh đầu tiên về một hố đen và đường chân trời sự kiện của hố đen - con quái vật có khối lượng 7 tỉ Mặt trời ở trung tâm của thiên hà M87. Hố đen này lớn hơn 1000 lần so với hố đen trong Dải Ngân hà. Tấm ảnh mới được chụp bởi Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (Event Horizon Telescope - EHT), đây cũng là thiết bị đã hoàn thiện tấm ảnh lỗ đen đầu tiên của nhân loại năm 2019. Nhóm nghiên cứu cùng lúc để mắt tới cả hai thiên thể khổng lồ, nhưng bản chất phức tạp của nghiên cứu khiến họ phải lần lượt thực hiện hai dự án. “Đây là lỗ đen siêu khổng lồ của chúng ta. Đây chính là trung tâm của khu vực ta sống”, Peter Galison, giám đốc dự án nghiên cứu lỗ đen của Harvard và thành viên nhóm điều khiển EHT cho hay. Thiên thể trong ảnh là Sagittarius A, và cũng có vẻ ngoài tương tự với lỗ đen của thiên hà Messier 87 đã từng được chụp trước đây. Cả hai tấm ảnh đều cho thấy một quầng sáng nóng đỏ, là số vật chất đang bay xung quanh một lỗ đen có thể hút được cả ánh sáng, thông qua lực hấp dẫn mạnh vô địch. Tấm ảnh mới khẳng định sự tồn tại của lỗ đen khổng lồ nằm tại trung tâm Dải Ngân hà, cách chúng ta 27.000 năm ánh sáng. Nó củng cố những giả thuyết cho rằng những thiên thể khổng lồ này tồn tại ở trung tâm các thiên hà, đồng thời giúp chúng ta giải thích cách thức các thiên hà hình thành. “Một lần nhìn thấy cái vòng sáng bao quanh màn đen là đã tuyệt vời lắm rồi, nhưng giờ đã thấy lần thứ hai, chúng tôi bắt đầu tự tin khẳng định trung tâm thiên hà chứa những lỗ đen khổng lồ, gấp khối lượng Mặt Trời hàng triệu hay thậm chí hàng tỷ lần”, ông Galison cho hay. Các nhà nghiên cứu “chụp” được tấm ảnh bằng Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện, là một mạng lưới các thiết bị vô tuyến kết nối trên phạm vi toàn cầu, biến Trái Đất thành một thiết bị quan sát có một không hai. Tháng 4/2017, bằng tám đài quan sát vô tuyến đặt trên 6 đỉnh núi của 5 lục địa, các nhà thiên văn học liên tục quan sát cặp lỗ đen trong suốt 10 ngày; một nằm tại trung tâm thiên hà dạng elip Messier 87 (M87), và một là Sagittarius A (Sgr A*) nằm giữa Dải Ngân hà. Từ số dữ liệu lớn, thuật toán của siêu máy tính phân tích chỉ số có nghĩa và tạo ra hình ảnh của lỗ đen của thiên hà M87. Sau khi có được tấm ảnh đầu tiên của lỗ đen vũ trụ vào năm 2019, các nhà khoa học mới có thể tập trung vào nghiên cứu Sgr A*. “So với M87 là một trong những lỗ đen lớn nhất vũ trụ ta đang biết, lại còn phóng ra một tia vật chất xuyên qua toàn bộ thiên hà của nó, Sgr A* lại đem đến góc nhìn vào một lỗ đen cơ bản, im ắng và nhu mì”, nhà vật lý thiên văn thuộc nhóm điều hành Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện Michael Johnson nhận định. Thông qua việc so sánh hai hình ảnh, nhóm nghiên cứu có thể luận ra cơ chế hoạt động của lỗ đen, tìm hiểu cách chúng tương tác với không gian xung quanh, bên cạnh đó xác định vai trò của lỗ đen siêu khổng lồ trong việc hình thành và duy trì một thiên hà. Để mô tả khác biệt giữa hai lỗ đen, cô Sara Issaoun công tác tại NASA so sánh lỗ đen của M87 với một người trưởng thành đang ngồi im một chỗ và chờ được chụp ảnh. Trong khi đó, Sgr A* là một cậu nhóc chạy quanh, trong khi nhiếp ảnh gia chụp phơi sáng. Điều đó khiến tấm ảnh thành phẩm sẽ chứa nhiều vệt mờ. Chưa hết, EHT sẽ còn phải nhìn xuyên qua một khoảng trời thập cẩm những bụi và khí, vốn làm cho ánh sáng phân tán trong không gian. Đối mặt với quá nhiều thử thách, nhóm điều hành EHT quyết định lần lượt nghiên cứu từng lỗ đen. Họ kiên nhẫn sử dụng các phương pháp tính toán để tạo ra hàng ngàn tấm ảnh, rồi gộp chúng lại thành sản phẩm cuối cùng. Nhóm đã phải làm việc này tới hai lần với hai lỗ đen, và tấm ảnh mới nhất là kết quả của nỗ lực không biết mệt mỏi. Chặng đường nghiên cứu vẫn còn dài. Nhóm các nhà khoa học đang lên kế hoạch cho ngEHT, là Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện Thế hệ Mới: đây sẽ là dàn thiết bị có thể quay phim được một lỗ đen. Thay vì một kính viễn vọng, nhân loại sẽ sở hữu một máy quay có quy mô hành tinh. Đến lúc đó, những đặc điểm bí ẩn nhất của lỗ đen sẽ dần hé lộ trong thước phim có độ phân giải cao. Nguồn: Tổng hợp

  • Khám phá Na Uy, đất nước với những ngày mặt Trời không lặn.

    Hiện tượng “mặt trời không bao giờ lặn” xảy ra vì Trái Đất nghiêng 23 độ so với trục của nó. Hiện tượng này xuất hiện gần cực Bắc và được biết đến bởi dân cư tại đó. Thậm chí nó cũng có thể xuất hiện ở Nam Cực, nhưng chỉ có những nhà khoa học làm nhiệm vụ hoặc người du hành mới thấy được nó. Đặc biệt, ở Nam Cực, mặt trời mọc vào ngày 21/9 và lặn vào ngày 21/3 năm sau. Còn ở Bắc Cực, mặt trời mọc ngày 22/3 và lặn ngày 21/9. Có nhiều quốc gia, khu vực có vị trí địa lý gần với các cực của Trái Đất; bạn có thể lên kế hoạch tới đó để tận hưởng kỳ nghỉ “những ngày mặt trời không lặn” đầy thú vị. Đặc biệt trong số đó là Na Uy. Đất nước này thuộc vùng có vĩ độ cao, tạo ra một mùa chỉ có ban ngày. Do có vĩ độ cao nên Na Uy có những thay đổi lớn theo mùa. Trong những tháng mùa hè từ cuối tháng 5 đến tháng 7, mặt trời không bao giờ xuống dới đường chân trời ở khu vực phía bắc vòng Bắc cực.Trong mùa hè hoặc từ cuối tháng Năm đến cuối tháng Bảy, mặt trời không lặn hoàn toàn xuống dưới đường chân trời ở khu vực phía bắc của vòng Bắc cực, do đó người ta gọi Na Uy là “Vùng đất của mặt trời lúc nửa đêm”. Phần còn lại của đất nước mỗi ngày trải qua 20 giờ ánh sáng vào ban ngày. Bạn có thể đặt một tour du lịch, đi thuyền kayak trên biển, câu cá, chơi golf hoặc có một hành trình để trải nghiệm mặt trời lúc nửa đêm ở Bắc Na Uy. Mặt trời lúc nửa đêm, hay còn gọi là “midnight sun”, là khi mặt trời có vị trí thấp nhất trên bầu trời vào ban đêm. Thấp nhất, nhưng vẫn đủ để toả ánh sáng trên những ngọn núi đá sừng sững của lục địa già Scandinavia. Thấp nhất, nhưng lại vẫn đủ cao bên trên đường chân trời. Mặt trời lúc nửa đêm không bao giờ già đi, nó là vĩnh cửu. Nếu không tận mắt chứng kiến, thì dùng những lời lẽ không đủ để kể về những khoảnh khắc này. Đó là những ngày của midnight sun. Khi những ngọn núi đá đen cao ngút và mặt trời giống hệt nhau mỗi buổi sáng. Thành phố đang ngủ đêm nhưng bầu trời vẫn xanh và ánh nắng dát bạc trên mặt biển những ngày lặng gió. Mặt trời vượt qua cả dãy Alps cao nổi tiếng ở phía Đông. Đó là khoảnh khắc kỳ diệu của thiên nhiên vĩnh cửu. 2 giờ sáng, những con chim vẫn có thể hót líu lo, những cặp vợ chồng già có thể vẫn nắm tay nhau đi dạo xuyên qua triền dốc cạnh hiên nhà, trong ánh nắng dát vàng trên những tán lá xanh mướt của mùa Hè. Trung tâm thành phố vẫn còn nhiều người qua lại. Họ có thể là khách du lịch Na Uy, đang cố gắng tận hưởng những khoảnh khắc hiếm có trong đời. Họ cũng có thể là những người bản xứ, đi ra ngoài để săn và ghi lại những hình ảnh của mặt trời. Quan trọng hơn cả là không khí luôn mát mẻ, trong lành và quang đãng. Kjell Ove Hveding, cư dân sống trên đảo, cho biết trời lúc nào cũng sáng trong những ngày này. Thậm chí vào nửa đêm, bạn vẫn có thể thấy người dân ở đây sơn nhà, dọn cỏ, đi bơi và trẻ em đá bóng trên đường phố. "Chúng tôi làm mọi thứ mình thích trong suốt 69 ngày này và không để ý đến thời gian". Ngoài những ngày dài liên tục, người dân còn có chuỗi đêm đen kéo dài từ tháng 11 đến tháng một năm sau khi mặt trời hoàn toàn biến mất. Với những nét độc đáo do vị trí địa lý mang lại, giữa tháng 6, người dân đã tập trung tại tòa thị chính để tham gia vào cuộc họp. Tại đây, họ ký đơn gửi tới chính phủ với mong muốn đảo Sommarøy được công nhận là khu vực không có thời gian. Buổi họp có mặt của thành viên quốc hội Na Uy để tiếp nhận bản kiến nghị và thảo luận về những thách thức mà người dân phải đối mặt khi ý tưởng này thành hiện thực. Nếu kiến nghị trên được chấp nhận, đây sẽ là nơi đầu tiên trên thế giới không tồn tại thời gian. Họ sẽ không có giờ làm việc, mở cửa hàng hay đến trường theo truyền thống, mà mọi thứ được linh hoạt theo nhu cầu. Tại đảo, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá và du lịch. Người dân hy vọng khi trở thành vùng đất không có thời gian, đảo sẽ thu hút du khách nhiều hơn bởi sự kỳ quặc, lạ lẫm này. Nguồn: Tổng hợp

  • Bí ẩn hồn ma Nhà Trắng

    Hồn ma trong Nhà Trắng cư ngụ từ những lời đồn khi màn đêm buông xuống khiến nơi đây trở nên bí ẩn, biệt lập rất khác so với Nhà Trắng đẹp đẽ và thanh bình vào ban ngày. Không chỉ là biểu tượng quyền lực, Nhà Trắng còn được cho là nơi ẩn náu nhiều linh hồn bậc nhất nước Mỹ với những chuyện bí ẩn và ám ảnh cho tới ngày hôm nay. Vào ban ngày, Nhà Trắng đẹp đẽ và thanh bình bởi sắc xanh bắt mắt của vườn cỏ và hoa hồng. Nhưng khi màn đêm buông xuống, sự tĩnh lặng bao bọc trong một khuôn viên rộng tới 7,3ha với hệ thống an ninh cẩn mật khiến Nhà Trắng trở nên bí ẩn, biệt lập đi cùng những lời đồn là nơi cư ngụ ưa thích của các hồn ma. Trong một bức thư Tổng thống Harry S. Truman viết cho vợ và con gái từng được tiết lộ ông thường xuyên bị thức giấc vào nửa đêm bởi những tiếng gõ cửa, mà sau khi ông đi kiểm tra nhiều lần đều không có người, tới khi ông trở về phòng tiếng bước chân và gõ cửa lại vang lên từ phòng bên cạnh. Các cận vệ của ông cũng khẳng định không còn ai đi lại gần phòng ngủ của ông vào giờ đó. Sau khi Tổng thống Truman viết thư cho vợ, con gái của ông cũng viết cho cha mình bức thư hồi đáp. Trong thư, Margaret Truman chia sẻ những câu chuyện kỳ bí tương tự. Margaret nói rằng cô và mẹ cũng từng hoài nghi về sự tồn tại của những hồn ma trong Nhà Trắng. Đây chỉ là một trong nhiều câu chuyện ma trong Nhà Trắng được lưu truyền từ nhiều đời Tổng thống Mỹ. Tòa Bạch Ốc từ lâu đã nổi tiếng là nơi ẩn náu của những linh hồn mà cả các Tổng thống và nhân viên đều nói rằng họ từng chạm mặt. Những mẩu chuyện nhỏ nhưng rùng rợn nối dài 2 thế kỷ đã biến ngôi nhà số 1600 Pennsylvania Avenue trong mắt nhiều người Mỹ là ngôi nhà ma ám nổi tiếng nhất đất nước này. Một trong những câu chuyện được biết đến nhiều nhất là về Tổng thống Abraham Lincoln (nhiệm kỳ 1861-1865) và các giai thoại đầy ám ảnh liên quan tới ông. Lincoln từng tiết lộ rằng con trai ông Willie, qua đời tại Nhà Trắng vào năm 1862 khi mới 11 tuổi vì sốt thương hàn thường xuyên “về thăm” ông. Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Mary Todd Lincoln, người đã rất đau buồn trước sự ra đi đột ngột của con trai cũng khẳng định từng nhiều lần nhìn thấy bóng ma của Willie. Nhưng không chỉ có linh hồn của con trai, Mary còn nói rằng bà từng thấy cựu Tổng thống Thomas Jefferson kéo đàn violon và hồn ma cựu Tổng thống Andrew Jackson. Có thể nói, khởi đầu cho những câu chuyện ma phổ biến tại Nhà Trắng bắt nguồn từ vụ ám sát tổng thống Lincoln. Có khá nhiều nhân chứng nhìn thấy bóng ma Lincoln ở khắp các phòng trong Nhà Trắng. Cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton từng nói trên show truyền hình Rosie O’Donnell Show rằng: “Có một cái gì rất lạ đang tồn tại trong Nhà Trắng vào ban đêm, khiến bạn cảm giác như mình đang triệu tập tất cả linh hồn của những người đã từng sống và làm việc ở đó”. Các ghi chép cho biết, khi còn sống tổng thống Lincoln rất tin vào thế giới siêu nhiên và thậm chí ông còn tham dự vào các cuộc chiêu hồn ngay tại Nhà Trắng. Có thể vì thế mà ông đã có giấc mơ kỳ lạ báo hiệu cái chết của ông trước cả khi vụ ám sát diễn ra. Ông đã thuật lại cho vợ giấc mơ hãi hùng đó. Sau khi chìm vào giấc ngủ, ông chợt nghe thấy những tiếng khóc thổn thức. Ông lang thang khắp các phòng ở tầng dưới nhưng không thấy một bóng người dù các căn phòng đều được thắp sáng. Dù vậy, ông vẫn không thể tìm ra được tiếng khóc bi thương đó xuất phát từ đâu. Khi tới căn phòng phía Đông, ông chợt nhìn thấy một đám tang. Giữa phòng là một cái quan tài, xung quanh có quân nhân đứng canh và một nhóm người đang khóc lóc thảm thiết. Ông hỏi một người lính: “Ai trong quan tài đó vậy?”. Người lính trả lời: “Chính là ngài, thưa Tổng thống. Ngài đã bị ám sát”. Quả nhiên 10 ngày sau, giấc mơ trở thành hiện thực khi tổng thống Lincoln bị ám sát khi đang ngồi xem kịch cùng vợ trong nhà hát. 1. Căn phòng nổi tiếng bởi các âm hồn - Oval Room (Phòng Bầu Dục) Dù số người được vào Phòng Bầu Dục đếm trên đầu ngón tay nhưng hầu hết cư dân trên thế giới đều biết đến nó là phòng làm việc riêng của Tổng thống Mỹ. Nhưng Phòng Bầu Dục còn nổi tiếng hơn ở khía cạnh ly kỳ và rùng rợn. Khá nhiều nhân chứng đã nghe thấy các tiếng động kỳ bí hay sự hiện diện của các bóng ma vào buổi tối khuya trong căn phòng này. Đến nay, bóng ma được kể nhiều nhất trong Nhà Trắng là tổng thống Abraham Lincoln. Grace Coolidge, phu nhân của tổng thống Calvin Coolidge (tổng thống thứ 30, nhiệm kỳ 1923-1929) là người đầu tiên nhìn thấy hồn ma của Lincoln. Theo bà, tổng thống cao lêu nghêu thường đứng trong phòng Bầu dục bên cạnh cửa sổ oval, hai bàn tay siết chặt sau lưng, ánh mắt đăm chiêu nhìn ra ngoài cửa sổ. Trong thời kỳ làm tổng thống, Lincohn luôn trăn trở vì cuộc nội chiến, có lẽ vì vậy mà nhiều người phỏng đoán linh hồn của tổng thống Lincoln vẫn còn loanh quanh ở Phòng Bầu dục vì ông còn khá nhiều việc đang làm dang dở trước vào thời điểm bị ám sát. Thư ký báo chí James Haggerty của tổng thống Kennedy kể rằng ông cảm nhận được sự hiện diện của hồn ma Tổng thống Lincoln trong phòng này. Trong thời gian nhậm chức của tổng thống Franklin D. Roosevelt (1933-1945), rất nhiều nhân viên Nhà Trắng đã nhìn thấy bóng ma tổng thống Lincoln. Tầng áp mái phía trên phòng Bầu Dục cũng nổi tiếng là nơi tụ tập hồn ma bởi những tiếng ồn ào, tiếng xì xào bí ẩn xuất phát từ đây. Ngoài hồn ma của tổng thống Lincolh, tổng thống William Henry Harrison (tổng thống thứ 9 của Hoa Kỳ, nhiệm kỳ từ 3/1841-4/1841), vị tổng thống tại vị ngắn nhất trong lịch sử (1 tháng) qua đời vì viêm phổi lai vãng ở đây thì còn có một hồn ma kỳ lạ khác không kém. Phòng Bầu dục, căn phòng nổi tiếng bởi các âm hồn. (Ảnh qua Reuters)Các nhân viên Nhà Trắng kể lại rằng thỉnh thoảng họ nghe thấy một giọng nói ma quái: “Ta là David Burns” từ phía trên phòng Bầu Dục. David Burns chính là chủ sở hữu mảnh đất và đã tặng nó để làm Nhà Trắng vào năm 1790. Sự hiện diện của hồn ma này được ghi lại trong các cuốn băng ghi âm từ người bảo vệ của tổng thống Truman, khi luôn có tiếng thì thầm tại phòng Vàng rằng: “Ta là David Burn”. 2. Phòng Phía Đông Dưới thời tổng thống William Howard Taft (tổng thống thứ 27 của Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 1909-1913), nhiều người phục vụ tại Nhà Trắng đã nhìn thấy hồn ma của đệ nhất phu nhân Abigail xách giỏ đồ giặt lướt về hướng phòng phía Đông. Đây được cho là nơi ưa thích của hồn ma phu nhân tổng thống John Adams. Phòng phía Đông là nơi Đệ nhất phu nhân Adams thường phơi đồ lúc còn sống. Sau khi bà mất, nhiều người cho biết, họ nhìn thấy hồn ma của bà đang đi dọc tường tới phòng phía Đông với cánh tay duỗi thẳng và xách theo giỏ quần áo. Thậm chí cá biệt có người còn ngửi thấy mùi quần áo ẩm và xà phòng. Năm 2002, một nhóm khách tham quan khẳng định đã nhìn thấy hồn ma của cố phu nhân Adams di chuyển trên ban công tầng 2 ở cánh phía Đông. 3. Phòng ngủ tầng 2: Nơi cư trú của gia đình tổng thống và khách mời Tầng 2 là nơi ở của gia đình Tổng thống Mỹ, vì vậy thường có những câu chuyện về linh hồn của các vị tổng thống đã khuất và người thân họ. - Phòng ngủ Nữ hoàng Nhiều nhân viên Nhà Trắng cho biết họ nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng cười, chửi thề hoặc bóng dáng của tổng thống Andrew Jackson (tổng thống thứ 7, nhiệm kỳ 1829-1837) trong phòng ngủ Nữ hoàng. Đệ nhất phu nhân Mary Todd Lincoln là người đầu tiên “chạm trán” với hồn ma của tổng thống Jackson, khi bà nghe thấy tiếng quát tháo của cố Tổng thống. Trong quyển tự truyện “Ba mươi năm ẩn thân trong Nhà Trắng” xuất bản năm 1961, bà Lillian Rogers Parks – nhân viên phục vụ phòng kiêm thợ may tại Nhà Trắng viết rằng, bà từng thấy hồn ma tổng thống Lincoln. Năm 1930, khi Lilian Parks ngồi trên chiếc ghế gần giường của tổng thống Andrew Jackson, bà cảm nhận hồn ma của tổng thống Jackson đứng ngay sát bên cạnh. Dưới thời tổng thống Roosevelt, trong cuộc viếng thăm nước Mỹ, Nữ hoàng Wilhelmina của Hà Lan đã được xếp nghỉ đêm tại phòng này. Nửa đêm, bà bị đánh thức bởi một tiếng gõ cửa. Khi bà cất tiếng trả lời thì chợt thấy bóng ma của tổng thống Lincoln đội mũ đang nhìn chằm chằm bà ở tiền sảnh. - Phòng ngủ của tổng thống Lincohn Rất nhiều người nhìn thấy hồn ma của tổng thống Lincoln ở nhiều nơi trong Nhà Trắng, nhưng nhiều nhất ở căn phòng trước đây là phòng ngủ của ông. Khi vừa nhậm chức được vài tháng, tổng thống Franklin Roosevelt đã biến phòng ngủ của Lincoln thành phòng Nghiên cứu cho đệ nhất phu nhân Eleanor. Mặc dù khẳng định chưa bao giờ trông thấy hồn ma của Lincoln nhưng bà luôn cảm nhận sự hiện hữu của ông lúc đang làm việc. Bà tin rằng cố tổng thống thường ở trong căn phòng đó với bà. Đặc biệt là chú chó Fala của vợ chồng bà thỉnh thoảng lại sủa mà xung quanh không có gì bất thường, khiến bà liên tưởng đến sự hiển diện của một thế lực vô hình mà mắt người không thể nhìn thấy được. Ngay cả thư ký của bà là Mary Eben cũng từng gặp hồn ma tổng thống Lincoln ngồi rìa giường và đi giày. Do quá hoảng sợ, Mary đã bỏ chạy khỏi phòng. Tổng thống Harry S.Truman (tổng thống thứ 34, nhiệm kỳ 1945-1953) đã giật mình tỉnh giấc khi nghe rõ mồn một tiếng bước chân và cả tiếng gõ cửa. Nhưng khi mở cửa ngó ra, ông không thấy ai cả. Đem câu chuyện ấy kể lại, Tổng thống Truman được những người hầu phòng cho biết, một trong số họ vào thời điểm ấy đã nhìn thấy hình bóng Lincoln. Thêm một nhân chứng nữa là mục sư Norman Vincent Peale cũng kể là nửa đêm hôm ấy, ông nhìn thấy Tổng thống Lincoln trong dáng vẻ mệt mỏi. Đến lượt con gái tổng thống Truman là Margaret cũng khẳng định đã nghe thấy tiếng gõ cửa khi ngủ ở phòng đó. Năm 1940, Thủ tướng Anh Winston Churchill khi tới thăm Nhà Trắng cũng được bố trí ngủ tại đây. Khi vừa bước ra khỏi bồn tắm, ông thấy tổng thống Lincoln đứng cạnh lò sưởi. Ông cất tiếng chào song vị cố tổng thống chỉ mỉm cười rồi biến mất. Ngay hôm sau, Thủ tướng Anh rời khỏi phòng ngủ ma quái này và không muốn ở đây thêm một giây nào nữa. Danh sách những người đã từng thấy hồn ma Tổng thống Lincoln khi ngủ trong phòng đó bao gồm: Tổng thống Teddy Roosevelt, Herbert Hoover, Dwight Eisenhower; Đệ nhất phu nhân Jacquie Kennedy và Ladybird Johnson; hai con gái của Tổng thống Gerald Ford (tổng thống thứ 38, nhiệm kỳ 1974-1977) là Susan Ford và Tổng thống Ronald Reagan (tổng thống thứ 40, nhiệm kỳ 1981-1989) là Maureen Reagan. 4. Phòng ngủ của William “Willie” Lincoln, con trai tổng thống Lincoln Người con thứ 3 William Lincoln chết sau một cơn bạo bệnh khiến tinh thần Tổng thống Lincoln hoàn toàn suy sụp. Một tuần sau đám tang con trai bé bỏng, Lincoln giam mình trong phòng và khóc ròng, thậm chí có tài liệu ghi rằng, vì quá nhớ thương con, ông cùng vợ đã tham gia vào lễ chiêu hồn Willie tại chính phòng ngủ của bé và tại Blue Room, nơi cử hành tang lễ. Một số thuyết cho rằng, chính nỗi ám ảnh nhớ thương của Lincoln đã khiến linh hồn cậu bé vẫn quanh quẩn tại Nhà Trắng. Khi Tổng thống Lyndon B. Johnson (tổng thống thứ 36, nhiệm kỳ 1963-1969) đắc cử, con gái ông là Lynda đã được xếp vào phòng ngủ này. Rất nhiều lần cô đã nhìn thấy hồn ma của cậu bé William hiện về vì con trai Tổng thống Lincoln qua đời ở chính căn phòng mà Lynda đang ở. 5. Vườn Hồng Vườn Hồng là một trong những điểm nổi tiếng trong Nhà Trắng, nơi Tổng thống tổ chức họp báo hay tổ chức các ngày lễ trong năm. Đây là một trong những khu vườn rộng và đẹp nhất thế giới với rất nhiều loại hoa hồng quý hiếm. Vườn Hồng được manh nha từ năm 1809 bởi Đệ nhất phu nhân Dolley Madison, bà còn nổi tiếng là người đã bảo vệ bức chân dung của tổng thống George Washington khỏi trận hỏa hoạn ở Nhà Trắng năm 1812. Một thế kỷ sau, Vườn Hồng được biết đến như là một nơi bị ma ám khi 2 nhân viên làm vườn dưới thời chính quyền tổng thống Woodrow Wilson (tổng thống thứ 28, nhiệm kỳ 1913-1921) đã nhìn thấy hồn ma của phu nhân Dolley Madison. Chuyện là đệ nhất phu nhân Edith Wilson định trùng tu lại Vườn Hồng nên yêu cầu các nhân viên làm vườn đào xới. Hai trong số những nhân viên này đã thấy hồn ma phu nhân Dolley xuất hiện tại vườn và yêu cầu họ không được thay đổi hiện trạng. Do đó, ngày nay Vườn Hồng vẫn giữ được ở vị trí như thuở xưa. Hay gần đây nhất, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cũng thuật lại rằng có một đêm, hai vợ chồng bà chợt tỉnh dậy cùng lúc vào nửa đêm vì một tiếng động lạ, không rõ bắt nguồn từ đâu và theo sau đó là một giọng nói vang vọng ngoài hành lang. Không chỉ thế, cả bốn thành viên trong gia đình Tổng thống Obama đều trải qua cảm giác bị đánh thức lúc nửa đêm vì một thứ gì đó lướt qua các ngón chân. Bà Grace Coolidge, phu nhân của Tổng thống Calvin Coolidge (nhiệm kì 1923-1929) thuật lại rằng từng nhìn thấy bóng ma của Tổng thống Lincoln đứng và nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ từ căn phòng Bầu dục. Nữ hoàng Wilhelmina của Hà Lan trong chuyến thăm tới Nhà Trắng năm 1942 kể lại chuyện mình đã hoảng loạn như thế nào khi nhìn thấy Tổng thống Lincoln đội chiếc mũ cao đứng ở phía hành lang vào đêm muộn. Bà Eleanor Roosevelt, phu nhân của Tổng thống Franklin, người có 12 năm liên tiếp tại nhiệm từ năm 1933-1945 mặc dù chưa từng nhìn thấy nhưng khẳng định cựu Tổng thống Lincoln hiện diện ở khắp mọi nơi trong Nhà Trắng. Nhiều người vì vậy tin rằng Tổng thống Lincoln là linh hồn xuất hiện ở Nhà Trắng nhiều nhất trong số các bóng ma xuất hiện tại đây. “Người ta nói rằng Tổng thống Lincoln sẽ trở lại bất cứ khi nào ông ấy cảm thấy đất nước đang gặp phải tai ương”, một nhà điều hành tour tham quan Nhà Trắng chia sẻ. Trong một bài báo được đăng tải trên tờ Washington Post năm 1989, giám đốc Nhà Trắng Rex Scouten tiết lộ Tổng thống Ronald Reagan từng tâm sự với ông về chuyện con chó của ông ấy sẽ đi vào bất cứ căn phòng nào trừ phòng ngủ của Lincoln. “Nó cứ đứng ngoài và sủa không ngừng”, Scouten nói. Một trong số những câu chuyện mang màu sắc huyền bí nữa là về Annie Surratt. Một số người khẳng định từng nhìn thấy hồn ma của Annie đập cửa cầu xin thả mẹ mình là bà Mary Surratt, bị xử tử năm 1865 vì có dính líu tới âm mưu ám sát Tổng thống Lincoln. Theo các câu chuyện truyền miệng, hồn ma của Anne Surratt sẽ xuất hiện trước cửa Nhà Trắng vào mỗi ngày 7/7 cũng là ngày bà Mary Surrat bị đưa đi hành hình. Cũng có những câu chuyện khác liên quan tới hồn ma của các các cựu đệ nhất phu nhân. Abigail Adams là phu nhân tổng thống đầu tiên sống trong Nhà Trắng. Bà từng sử dụng căn phòng East Room để hong khô đồ. Kể từ khi Abigail chết, một số người nói rằng từng nhìn thấy bà loanh quanh ở căn phòng đó trong tư thể dang rộng 2 cánh tay như thể đang giữ một chiếc khăn trải giường. Đệ nhất phu nhân Dolley Madison, vơ của Tổng thống James Madison, nhà lãnh đạo nước Mỹ từ năm 1809 đến 1817, lại có một thú tiêu khiển khác là chăm sóc vườn. Bà cũng là người đã cho xây dựng Vườn hồng cạnh phòng Bầu dục. Trong thời gian Tổng thống Woodrow Wilson tại vị từ năm 1913-1921, một số công nhân nhận lệnh đào xới khu vườn theo lệnh của đệ nhất phu nhân Ellen Louis Wilson nói rằng từng thấy hồn ma của bà quanh quất bên Vườn Hồng và ra lệnh cho họ ngừng đào xới. Không chỉ xuất hiện ở Nhà Trắng, hồn ma của bà Madison còn được cho là xuất hiện tại căn nhà ở góc đường 18 mà vợ chồng bà chuyển tới ở tạm sau khi người Anh thiêu rụi Nhà Trắng trong cuộc chiến năm 1812. “Chuông thường xuyên reo lên dù không có ai đứng trước cổng để bấm chúng. Bóng ma của một phụ nữ da trắng trượt lên cầu thang. Tiếng la hét đáng sợ, những tiếng rên rỉ khốn khổ vang lên trong văn nhà”, cây viết của tờ WP miêu tả ngôi nhà trong một bài báo đăng vào năm 1969. Theo SONG HY

  • Hành trình đến "lưỡi quỷ" Na Uy

    Lưỡi quỷ Trolltunga nằm ở phía Tây Skjeggedal, thị trấn Odda, quận Hordaland, Na Uy. Vách đá được hình thành hơn 10.000 năm trước trong thời kỷ Băng hà, khi các cạnh của dòng sông băng nứt ra. Băng đóng ở giữa các vết nứt của khe núi, sau đó tan chảy, khiến dãy núi đá ở khu vực này tách ra tạo nên những hình thù kỳ thú. Sở dĩ gọi Trolltunga là “lưỡi quỷ” bởi vách đá này trông giống như một chiếc lưỡi khổng lồ nằm lơ lửng trên mặt hồ Ringedalsvatnet. “Lưỡi quỷ” Trolltunga cao 1.100 m so với mực nước biển. Vách đá này được hình thành từ khoảng hơn 10.000 năm trước trong kỷ băng hà. Băng ở các khe núi tan chảy khiến núi bị nứt ra, hình thành một “lưỡi quỷ” nổi tiếng ngày nay. Phiến đá được mô tả như "lưỡi quỷ" nằm lơ lửng trên mặt hồ Ringedalsvatnet, ở độ cao 1.100 m so với mực nước biển. Sở dĩ mỏm đá này có tên “lưỡi quỷ” vì hình dáng giống như một chiếc lưỡi cực đại hằn lên bầu trời xanh cùng khung cảnh hùng vĩ phía dưới, tạo một cảm giác choáng ngợp. Cảm giác đứng trên mỏm đá cao 1.100 m so với mặt hồ là một trải nghiệm đáng nhớ. Thời gian lý tưởng để tới Trolltunga là vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm khi tuyết đã tan. Vào mùa hè, du khách có thể tự leo tới Trolltunga mà không cần người dẫn đường. Còn vào mùa đông, việc thuê người chỉ dẫn là bắt buộc bởi tuyết rơi dày đặc, không thể nhìn rõ đường đi. Tuy nhiên, hành trình đi tới "lưỡi quỷ" không hề dễ dàng một chút nào. Từ Skjeggedal tới mỏm đá Trolltunga phải đi qua nhiều ngọn núi cao, tổng chiều dài quãng đường là 22 km, mất khoảng 10 đến 12 tiếng cả đi lẫn về. Du khách muốn chinh phục “lưỡi quỷ” Trolltunga cần phải có sức khoẻ tốt và được trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như thức ăn nhẹ, nước uống, quần áo ấm, dụng cụ leo núi… Hơn hết, du khách cần phải có kinh nghiệm leo núi trước đó, bởi muốn đi tới Trolltunga phải đi qua nhiều núi cao, có cả đoạn dốc 1.000 m rất dễ gây ra tình trạng choáng và khó thở. Không phải bất kì ai cũng có thể hoàn thành cả đoạn đường dài và hiểm trở như thế. Trên đường đi sẽ xuất hiện một vài ngôi nhà nhỏ không người túc trực, nhưng có đủ đồ dùng thiết yếu dành cho các trường hợp khẩn cấp hoặc tai nạn. Nguồn: Tổng hợp

  • Hoành Điếm, đại phim trường lớn nhất thế giới

    Phim trường Hoành Điếm (HengDian World Studios) tọa lạc tại thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, có tổng diện tích 30 km2, lớn gấp 27 lần tổng diện tích của hai phim trường Universal và Paramount cộng lại. Theo Wsf, đây được coi là phim trường lớn nhất Trung Quốc cũng như thế giới, được mệnh danh là “Hollywood của phương Đông”. Phim trường Hoành Điếm được chia thành 9 khu vực, phù hợp với các thời kỳ lịch sử khác nhau, trong đó nổi bật là các triều đại Tần, Minh, Thanh, dân quốc, khu phố Hong Kong, công viên danh thắng Hoa Hạ... Kích thước các công trình giống y hệt so với bản gốc. Hoành Điếm có tổng cộng 9 khu vực nguy nga, tráng lệ phục vụ cho việc quay phim, từ cổ trang cho đến bối cảnh Dân Quốc (là một chính thể tiếp nối sau triều đình nhà Thanh năm 1912, chấm dứt hơn 2.000 năm phong kiến Trung Quốc) như: Tần Vương Cung, Thanh Minh Cung, khu Quảng Châu - Hồng Kông, khu văn hóa Hoa Hạ, Mộng Huyễn Cốc, chùa Bích Trí Đàm… Theo China Daily, Hoành Điếm là nơi sản xuất của hơn 1.800 phim truyền hình và điện ảnh mỗi năm. Trong một ngày, có khoảng 20 đoàn làm phim với hàng trăm, hàng nghìn diễn viên quay phim tại đây. Những bộ phim Trung Quốc nổi tiếng lấy bối cảnh tại Hoành Điếm có thể kể đến Anh hùng xạ điêu, Hoàng Kim Giáp, Vô cực, Họa bì, Chân Hoàn truyện, Mỹ nhân tâm kế, Hoa Thiên Cốt, Tiểu Lý phi đao, Diên Hi công lược, Hậu cung Như Ý truyện... Phim trường Hoành Điếm không thu tiền của các đoàn làm phim. Doanh thu chính của Hoành Điếm đến từ dịch vụ cho thuê diễn viên quần chúng, trang phục, đạo cụ... Tân Hoa Xã cho biết trong số 200.000 cư dân tại thị trấn Hoành Điếm, khoảng 50.000 người là diễn viên. Đi lại giữa các con đường ở Hoành Điếm, không hiếm gặp cảnh các nam thanh nữ tú, thậm chí những người 50, 60 tuổi ăn vội hộp cơm để chuẩn bị vào vai người hầu, xác chết… Điều thú vị của Hoành Điếm là không thu phí cảnh quay như các phim trường khác, vì thế nơi đây rất được các nhà làm phim Trung Quốc ưa chuộng và chọn làm bối cảnh chính của vô số bộ phim. Kể từ khi khởi công xây dựng cho đến nay, sau hơn 20 năm với những lần tu sửa, nâng cấp với những công trình nguy nga, tráng lệ, đòi hỏi tính công phu, tỉ mỉ cao để có thể đẹp trong mọi thước hình. Phim trường Hoành Điếm được chia thành 9 khu vực, phù hợp với các thời kỳ lịch sử khác nhau, trong đó nổi bật là các triều đại Tần, Minh, Thanh, dân quốc, khu phố Hong Kong, công viên danh thắng Hoa Hạ… Kích thước các công trình giống y hệt so với bản gốc. Uớc tính chi phí xây dựng phim trường Hoành Điếm vào khoảng 5 tỷ USD, một con số khổng lồ. Khi màn đêm buông xuống, đèn đường trên phố đi bộ bật sáng, 1 số người bắt đầu ca hát hoặc biểu diễn nhạc cụ khiến nơi đây sầm uất như 1 thành phố lớn. Sau mùa đông lạnh giá và dịch bệnh năm 2020 đã khiến Hoành Điếm bị "đóng băng" tạm thời, nhưng với sự phục hồi của ngành điện ảnh và truyền hình, cùng sự gia tăng của các video ngắn trên TikTok trong năm nay, các nghệ sĩ biểu diễn nhóm và rất nhiều TikToker đã đổ xô đến đây để mang náo nhiệt trở lại với Hoành Điếm. Địa điểm quay quy mô và đẹp lung linh đã giúp các nhà làm phim Trung Quốc khẳng định được "vị thế độc tôn" trong dòng phim cổ trang. Trong đó, "Thánh địa quay phim" Hoành Điếm xứng đáng đứng đầu bảng, bởi 2/3 các bộ phim và chương trình truyền hình của Trung Quốc đều được quay ở đây. Một trong những tòa nhà lớn nhất của phim trường là Cung vua Tần được xây dựng theo phong cách Thời kỳ đầu của Triều đại nhà Tần và nhà Hán. Khu vực đó vẫn thường được sử dụng để quay những bộ phim lấy bối cảnh thời đại này, có thể kể đến như bộ phim Anh hùng của đạo diễn Trương Nghê Mưu; Phim truyền hình dài tập của hãng TVBHong Kong Cỗ máy thời gian kể câu chuyện về Tần Thủy Hoàng; hay bộ phim Vua Kung Fu của Thành Long và Lý Liên Kiệt. Ngoài việc được coi là thánh địa phim cổ trang Trung Quốc, phim trường Hoành Điếm cũng vô cùng nổi tiếng trên thế giới và trở thành bối cảnh cho nhiều bộ phim quốc tế khác như Hoàng hậu Ki (Hàn Quốc), The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor (Hollywood). Hơn 1.200 bộ phim và chương trình truyền hình đã được quay ở đây, bao gồm cả tác phẩm đoạt giải Oscar của đạo diễn Lý An – Ngọa hổ tàng long. Hoành Điếm có được doanh thu nhờ những dịch vụ “ăn theo” phim trường như bán vé cho khách du lịch đến tham quan, cho thuê khách sạn, nhà hàng, cho thuê thiết bị phục vụ ê-kip làm phim, cũng như phục trang cho các diễn viên… Thậm chí, các dịch vụ phục trang của Hoành Điểm còn chi tiết tới từng từng triều đại riêng biệt để đảm bảo tính chính xác cao độ của bối cảnh lịch sử trong phim. Ngày nay, phim trường Hoành Điếm không những là nơi quay các bộ phim cổ trang Trung Quốc mà còn là điểm thu hút khách du lịch với một số điểm tham quan hấp dẫn như: Khu phim trường Quảng Châu và phố Hồng Kông hiện đại, hay những cung điện nguy nga, tráng lệ hệt như trên màn ảnh. Theo vnluxury.vn

  • Hiện tượng hồi dương ở người cận tử

    Hồi quang phản chiếu là tên thường gọi hiện tượng người ốm nặng đột ngột hồi tỉnh, khỏe lại trước khi qua đời. Vì sao có hiện tượng ấy, và để làm gì? Ngọn nến khi chỉ còn là một khối sáp rất nhỏ, trước khi tắt hẳn thường bùng cháy mạnh nhất, tạo nên ngọn lửa cao nhất, sáng nhất. Điều này dường như cũng ứng với cả con người, khi nhiều người cho biết đã chứng kiến những người xung quanh mình trước khi bước qua lằn ranh sinh tử, như thể cây nến cháy bùng lên lần cuối, cũng trở nên đặc biệt khỏe mạnh và minh mẫn. Người bệnh khi này có thể bỗng nhiên nói to, tỉnh táo dặn dò hoặc muốn ăn, thèm uống. Dân gian ta quen gọi đó là hiện tượng hồi quang phản chiếu - cụm từ không lạ lẫm với các Phật tử, do bắt nguồn từ kinh Phật, với ý nghĩa ánh sáng trở lại, soi rọi chính mình. Lý giải theo hướng thiên về tinh thần, nhiều người cho rằng khi chuẩn bị bước sang thế giới khác, linh hồn của một người sẽ rút dần khỏi thể xác, từ chân, bụng, tay, cuối cùng là trái tim và trí não. Và khi trí não nhẹ nhàng, an yên, không còn bị ảnh hưởng của vật chất, người đó có thể trở nên tỉnh táo và mạnh mẽ đặc biệt, như thấy cuộc đời mình tái dựng lại. Có người khác lại giải thích về mặt tình cảm, rằng sắp chết là lúc con người ta khao khát sự sống nhất và muốn tạo những kỷ niệm vui vẻ cuối cùng với người thân. Những điều này có đúng hay không thì chưa ai biết được, có đáng tin hay không thì còn tùy vào quan niệm và sự chấp nhận của mỗi người. Khoa học cũng ghi nhận hiện tượng này, dù thật sự vẫn còn rất mơ hồ - về cả cơ sở lẫn khả năng chứng minh, lý giải. Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng một người sắp chết do hôn mê, bệnh nặng… thường đã trải qua nhiều ngày trong trạng thái bất động, hầu như không có hoạt động, và điều đó giúp cơ thể được nghỉ ngơi, “tích cóp” năng lượng. Phần năng lượng này tuy rất nhỏ nhưng vẫn là đáng kể so với tình trạng trước đó, và có thể được xem như một sự hồi phục, cải thiện rõ rệt. Nhờ đó, người này có thể tương tác với những người xung quanh, thậm chí ăn uống và đi lại. Giải thuyết khác cũng được đưa ra với những người có vấn đề ở não, chẳng hạn tai biến hoặc có khối u trong não: Người này thường cũng ở trạng thái bất động vài ngày, không tiếp nhận thêm dịch vào cơ thể, và do đó giảm sưng ở não; và do giảm sưng nên người này có thể tỉnh táo hơn, tuy rằng sẽ lịm đi nhanh chóng do bệnh vẫn phát triển. Trong tình trạng hoạt động nội sinh của cơ thể và các phản ứng hoá học tăng cao, có thể sinh ra những hiện tượng mà từ xưa con người đã biết đến gọi là “hiện tượng hồi dương”. Hiện tượng này tạo ra một số hiệu ứng sinh học như con người có thể tỉnh lại, hiện tượng thần giao cách cảm… Giống như ngọn nê-on sắp tắt, những đốm lửa cuối cùng cố gắng loé sáng chiếu rọi cho cuộc đời một niềm tin vô tận vào sự bất diệt của muôn loài. Thay vì “hồi quang phản chiếu”, các nhà nghiên cứu phương Tây gọi hiện tượng này là “Cái chết của Ehmer”, theo tên một trường hợp điển hình. Anna Katharina Ehmer (1895-1922) là một phụ nữ Đức, trong số các bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Hephata thì là người bị khuyết tật tâm thần nặng nhất. Cô hầu như không nói được, không nhận biết được ngày đêm và hiếm khi được nhận thấy chú ý đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, vào ngày Ehmer qua đời, mọi thứ đều thay đổi. Các bác sỹ và nhân viên đều không thể tin nổi khi Ehmer cất tiếng hát, trong đến nửa tiếng đồng hồ, khuôn mặt từ vẻ đờ đẫn quen thuộc chuyển thành sinh động, cao thoát, trước khi lặng lẽ ra đi và khiến tất cả những người chứng kiến đều xúc động. Theo ttvn Hồi dương theo lời kể của giới y khoa Có những công trình đã công bố cho thấy, cứ 100.000 người chết thì có một người được cho là sống lại. Trong dân gian cũng truyền tụng rất nhiều câu chuyện về hiện tượng trên. Một số người chuyên cải táng mộ theo phong tục của một số vùng phía Bắc còn cho biết: Khi cải táng nhiều ngôi mộ, họ rất hay gặp hiện tượng bộ xương người chết nằm ở nhiều tư thế rất lạ, mặc dù khi được chôn họ đều được đặt nằm ở tư thế thẳng, ngay ngắn. Phần lớn những trường hợp này đều xảy ra ở những người chết trẻ và chết đột ngột. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, khi còn sống, con người với một cơ thể khỏe mạnh và hệ thần kinh hoàn hảo đã liên tục phát ra những sóng điện từ với rất nhiều tần số khác nhau. Đã có nhà khoa học cho rằng, những sóng điện từ này có bản chất giống những tia phóng xạ và nó tăng lên khi hoạt động của cơ thể ở trong những trạng thái đặc biệt như khi đang kề cận cái chết, tình trạng lên đồng hay ảnh hưởng của một số hóa chất. Ở trong tình trạng này, những chất morphin nội sinh sẽ sản xuất ra nhiều và gây nên những tình trạng cận sinh mà khoa học ngày nay vẫn chưa thể hiểu hết nổi. Bản năng sinh tồn của con người là rất mạnh, nhiều khi nó giúp cơ thể vượt qua được những tình trạng thập tử nhất sinh. Đây là một bản năng tự nhiên, không hề phụ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường sống hay việc người đó có được rèn luyện học tập hay không về khả năng này. Trong tình trạng hoạt động nội sinh của cơ thể và các phản ứng hóa học tăng cao, có thể sinh ra những hiện tượng mà từ xưa con người đã biết đến gọi là hiện tượng hồi dương. Hiện tượng này tạo ra một số hiệu ứng sinh học như con người có thể tỉnh lại, hiện tượng thần giao cách cảm v.v... Giống như ngọn nến sắp tắt, những đốm lửa cuối cùng cố gắng lóe sáng chiếu rọi cho cuộc đời một niềm tin vô tận vào sự bất diệt của muôn loài. Chết lâm sàng và chết thật sự Theo các chuyên gia y học, có hai hình thái cơ bản của cái chết đó là chết lâm sàng và chết thực sự. Hiện tượng chết lâm sàng xảy ra khi bệnh nhân coi như đã lìa đời với nhịp tim không đếm được, không có hiện tượng hô hấp, có nghĩa là bệnh nhân không còn thở nữa. Nhưng hoạt động của não bộ vẫn còn, tương đồng với việc điện não đồ vẫn còn ghi nhận những sóng đặc trưng cho sự sống của con người. Phần lớn những trường hợp gọi là người chết sống lại đều xảy ra ở những tình huống chết lâm sàng này. Còn những trường hợp chết thật sự là những cái chết được xác định rõ ràng bằng điện tim, điện não và các dấu hiệu sinh học khác và phải làm lại sau 6 giờ như luật pháp của một số nước tiên tiến quy định. Các xét nghiệm này đều cho thấy, thật sự người chết đã về cõi vĩnh hằng. Trước đây, khi còn là thầy thuốc trẻ chưa có kinh nghiệm, chúng tôi cũng đã vài lần chứng kiến hiện tượng hồi dương ở một số bệnh nhân nặng kề cận cái chết. Điển hình là bệnh nhân bị ung thư gan, có nhiều người đã rơi vào tình trạng hôn mê rất nặng, nhịp thở yếu, tim nghe rời rạc, mạch không bắt được, huyết áp bằng không. Bệnh nhân được người nhà xin về để tránh chết ở bệnh viện, theo tập tục truyền thống của người Á Đông sau khi đã được các thầy thuốc và nhân viên y tế tận tình giải thích. Nhưng thật kỳ lạ, hôm sau chúng tôi được mời đến xem bệnh và chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ: Bệnh nhân ngồi dậy, tỉnh táo hoàn toàn và đòi ăn cháo. Có người còn đòi xuống giường tập thể dục và gặp người thân. Thấy hiện tượng trên, chúng tôi vừa mừng cho gia đình người bệnh vừa thật sự lo lắng không biết mình đã có gì nhầm lẫn trong chẩn đoán hay không? Hôm sau, bệnh nhân chết sau khi ăn miếng cháo cuối cùng của cuộc đời. Và cho đến ngày hôm nay, với những bệnh nhân nặng, khi có hiện tượng hồi dương như trên, chúng tôi đều thông báo cho gia đình bệnh nhân về khả năng bệnh nhân sẽ ra đi vĩnh viễn trong một thời gian gần nhất. PGS-TS Nguyễn Hoài Nam

  • Chương trình ngoại cảm tối mật của Liên Xô

    Ngay từ đầu thế kỷ 20, Liên Xô đã phát triển một chương trình nghiên cứu tuyệt mật về năng lực ngoại cảm của con người nhằm cạnh tranh với Mỹ. Trong lịch sử loài người, thế giới tâm linh luôn là một điều bí ẩn khiến con người vừa sợ hãi vừa khao khát muốn khám phá. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, chúng ta vẫn chưa giải thích được thấu đáo về việc có hay không thế giới tâm linh. Chính bởi thế, những nhà ngoại cảm, những người được cho là có khả năng giao tiếp với thế giới đầy bí ẩn này đã luôn được các quốc gia trên thế giới, từ những nước kém phát triển cho tới những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao như Nga, Mỹ, Anh... coi là những đối tượng đặc biệt cần nghiên cứu để phục vụ cho mục đích riêng của mình. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những dự án nghiên cứu về khả năng ngoại cảm của các quốc gia này từng rất thịnh hành trong thế kỷ 20. Thế kỷ 20 đã chứng kiến cuộc chạy đua quyết liệt về vũ khí và công nghệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ và Liên Xô. Không chỉ thi nhau cho ra đời những loại máy bay, tên lửa, xe tăng ngày càng hiện đại, cạnh tranh trong chương trình đưa người lên vũ trụ, Mỹ và Liên Xô còn ganh đua trên một mặt trận vô hình nhưng không hề kém phần quyết liệt, đó chính là mặt trận ngoại cảm. Ngay từ đầu thập niên 1920, nhà nước Liên Xô non trẻ đã nổ tiếng súng đầu tiên trên mặt trận khai thác sức mạnh siêu nhiên này bằng cách xây dựng một chương trình nghiên cứu tuyệt mật quy mô lớn tại Viện Nghiên cứu Não người thuộc Đại học Leningrad. Với chương trình nghiên cứu được thực hiện rất bí mật này, các chuyên gia Liên Xô đã tỏ ra rất hào hứng với năng lực ngoại cảm mà họ gọi là khả năng “liên lạc sinh học”, vốn được nghiên cứu để xây dựng cách thức liên lạc giữa tàu ngầm với sở chỉ huy trên đất liền mà không cần sử dụng đến các thiết bị điện tử. Trong thời kỳ công nghệ chế tạo tàu ngầm mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, việc thông tin liên lạc giữa tàu ngầm và mặt đất gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khi các tàu ngầm lặn sâu xuống biển. Việc sử dụng các thiết bị vô tuyến công suất cao để liên lạc khiến tàu ngầm có nguy cơ bị đối phương phát hiện là rất cao. Với chương trình nghiên cứu ngoại cảm này, các chuyên gia Liên Xô hy vọng sẽ xây dựng được một đội ngũ “liên lạc viên” truyền và nhận thông tin bằng “thần giao cách cảm” và không cần sử dụng đến các thiết bị điện tử khiến tàu ngầm dễ bị tổn thương. Ngoài ra, các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Não người Liên Xô còn tìm cách huấn luyện các nhà du hành vũ trụ phát triển và sử dụng các năng lực tiên tri để “dự đoán và tránh được các tai nạn trong vũ trụ” khi nước này thúc đẩy chương trình chạy đua vào vũ trụ. Không những thế, Liên Xô còn chú trọng nghiên cứu khả năng “tâm vận” (sử dụng năng lực tinh thần để di chuyển đồ vật) để vận dụng làm vũ khí “phá hoại các hệ thống điện tử trong chương trình dẫn đường của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa” của đối phương. Theo báo cáo của Liên Xô, một số người tham gia chương trình này đã có thể bẻ cong những chiếc thìa bằng kim loại, di chuyển bàn ghế trong phòng, nhìn thấu các đồ vật để ở bên kia bức tường cùng nhiều hiện tượng siêu nhiên kỳ lạ khác. Các chuyên gia Liên Xô thời kỳ này tin rằng các hiện tượng siêu nhiên mà họ đang nghiên cứu này là kết quả của “năng lượng sinh học”, một loại năng lượng sinh ra trong quá trình trao đổi chất của các sinh vật sống. Theo lý thuyết “ngoại cảm” này, xung quanh mỗi con người chúng ta tồn tại một “trường sinh chất” (một trường năng lượng tưởng tượng), và trong một số điều kiện cụ thể, trường sinh chất này có thể phát ra những tia gắn kết chặt chẽ với nhau và phát ra bên ngoài cơ thể dưới dạng các electron hoặc có thể là proton. Với lý thuyết này, Liên Xô đã đầu tư tới hơn 500 triệu rub nhằm xây dựng một lực lượng “ngoại cảm” với sức mạnh siêu nhiên để có thể đánh bại đối phương trong cuộc chạy đua quyết liệt với Mỹ. Họ tin rằng đội quân ngoại cảm này có thể đọc được ý nghĩ, nhìn thấy các hầm tên lửa, điều khiển các công nghệ tinh vi và phá hoại các thiết bị vũ khí của đối phương. Tuy nhiên, sau một thời gian dài nghiên cứu với rất nhiều công sức và tiền bạc bỏ ra, giới nghiên cứu Liên Xô vẫn không đạt được bất cứ một chiến thắng đáng kể nào trên mặt trận ngoại cảm. Mặc dù các tai nạn đối với hệ thống vũ khí và thông tin liên lạc của Mỹ vẫn xảy ra nhưng không ai chứng minh được đó là nhờ "công lao" của các nhà ngoại cảm Liên Xô. Các nhà nghiên cứu Liên Xô không thể đi đến được một đồng thuận nào về sự tồn tại của “trường sinh chất”, và những tranh cãi quyết liệt xung quanh tính khả thi của năng lực ngoại cảm chỉ chấm dứt khi chương trình này bị khép lại cùng với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Theo Trí Dũng (Tổng hợp) (Khampha.vn), 24h.com.vn

  • Những điều thú vị về mặt Trăng.

    Hãy bắt đầu một chuyến du lịch tới Mặt Trăng để khám phá top 10 sự thật thú vị về nó nhé! Những khám phá về Mặt Trăng sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên và muốn tìm hiểu thêm về vệ tinh xinh đẹp của Trái Đất. Bạn có biết tại sao lại gọi là Trăng tròn (Full moon) không? Trên thực tế, trăng tròn không có mặt tối. Những sự thật về Full Moon - Trăng tròn có thể bạn chưa biết "Mặt trăng được hình thành là do kết quả của một vụ va chạm được gọi là vụ va chạm lớn (Giant Impact) hay Big Whack. Nó giống như: Một vật thể khổng lồ có kích thước bằng sao Hỏa va vào Trái đất từ 4,6 tỷ năm trước sau khi Mặt trời và hệ Mặt Trời được sinh ra. Một đám mây đá bốc hơi bị đẩy ra ngoài (sự kết hợp của Trái đất và các vật thể khác) đi vào quỹ đạo xung quanh Trái Đất. Đám mây được làm mát và ngưng tụ thành một vành đai nhỏ, rắn, sau đó hợp lại với nhau tạo thành Mặt Trăng", các nhà khoa học cho biết. Mặc dù không cùng một thời điểm nhưng mỗi ngày Mặt trăng lại mọc lên từ phía Đông và lặn xuống ở phía Tây - giống với Mặt trời và các ngôi sao khác, với lý do tương tự các vòng quay Trái Đất trên trục của nó hướng về phía Đông, kéo các vật thể vũ trụ vào tầm quan sát và sau đó làm cho chúng mất ưu thế. Mặt trăng cũng có một chuyến đi quỹ đạo quay xung quanh Trái đất một vòng mất 29,5 ngày. Trên bầu trời, chuyển động này dần hướng về phía đông, mặc dù không thể quan sát được trong bất kỳ phiên quan sát nào được đưa ra. Tuy nhiên, đây chính là lý do tại sao Mặt trăng mỗi ngày lại mọc lên muộn hơn so với ngày trước đó trung bình khoảng 50 phút. Điều đó cũng giải thích tại sao đôi khi Mặt trăng mọc lên vào buổi tối và lên cao vào ban đêm, trong khi đó những thời gian khác nó chỉ mọc lên một lúc hoặc chủ yếu vào ban ngày. Ngược lại với những gì bạn biết, Mặt trăng không có mặt tối. Tuy nhiên, ở đó có một "mặt xa" mà chúng ta không thể quan sát được từ Trái Đất. Đây là lý do tại sao: Khoảng thời gian dài trước đây, các hiệu ứng hấp dẫn của Trái đất từ từ quay quanh Mặt trăng trên trục của nó. Khi Mặt trăng quay từ từ đủ chậm để phù hợp với chu kỳ quỹ đạo của nó (thời gian để Mặt trăng quay xung quanh Trái Đất), hiệu ứng ổn định. Vì vậy, Mặt trăng quay vòng quanh Trái đất một vòng và quay trên trục của nó một vòng, cả hai lần quay đều cùng một khoảng thời gian và hầu hết, nó chỉ cho chúng ta thấy một mặt. Trọng lực yếu hơn nhiều. Kích thước của Mặt Trăng bằng khoảng 27% kích thước của Trái Đất và không quá lớn. Trọng lực trên Mặt Trăng chỉ bằng khoảng 1/6 so với trọng lực Trái đất. Nếu thả một viên đá vào Mặt Trăng, nó sẽ rơi chậm hơn (và các nhà phi hành gia có thể hy vọng bay cao hơn). Nếu bạn có cân nặng 68kg (150 pound) trên Trái đất thì bạn sẽ nặng khoảng 11kg (25 pound) trên Mặt trăng. Trăng tròn lớn hơn và nhỏ hơn Quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất là một hình bầu dục, không phải hình tròn, vì vậy khoảng cách giữa trung tâm Trái đất và trung tâm Mặt trăng thay đổi qua từng quỹ đạo. Tại cận điểm (PEHR uh jee), khi Mặt Trăng nằm gần Trái Đất nhất, khoảng cách là 363.300 km (225.740 dặm) và tại viễn điểm (AP uh jee), vị trí xa nhất khoảng cách là 405.500 km (251.970 dặm). Khi Trăng tròn lên cao tại viễn điểm, chúng ta có thể nhìn thấy đĩa quay to hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn những ngày khác. Mặt trăng không lớn hơn khi lên cao vào ban đêm, tuy nhiên đó là một minh họa (gây ra nhiều tranh cãi về những gì nó đã gây ra). Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách nắm một thứ gì đó có kích thước bằng một cục tẩy bút chì bình thường khi Mặt trăng mọc lúc ban đầu trông rất lớn, sau đó làm lại thử nghiệm với buổi tối khi Mặt trăng lên cao hơn và trông nhỏ hơn. Tiếp theo đó, để cục tẩy lên và so sánh, hai lần thử nghiệm trông sẽ tương đối giống nhau. Lịch sử của "bề mặt rỗ" Các vết lõm trên bề mặt Mặt trăng tiết lộ lịch sử bạo lực của nó. Bởi trên bề mặt Mặt trăng hầu như không có không khí và ít hoạt động bên trong Mặt Trăng, vết lõm được ghi lại bởi các tác động ở hàng tỷ năm trước (khác với Trái đất, những hành vi bạo lực sẽ trở lại ngay sau đó, nhưng tất cả các vết lõm đều bị phong hóa hoặc gập ngược trở lại hành tinh). Bằng cách thu thập những vết lõm của Mặt Trăng, các nhà khoa học chỉ ra rằng Mặt trăng (và Trái đất) đã trải qua thời kỳ Late Heavy Bombardment trong vòng 4 tỷ năm trước. Những suy nghĩ mới nhất về sự tấn công dữ dội là sự sống có thể tồn tại được ở đó, nếu các sinh vật đã tìm được một chỗ đứng vững chắc. Mặt trăng "không tròn" Mặt trăng là không tròn (hoặc hình cầu), nó có hình dạng giống như một quả trứng. Nếu đi ra ngoài và nhìn lên Mặt trăng, một trong những đầu nhỏ sẽ chiếu vào bạn. Khối lượng trung tâm của Mặt trăng không phải ở trung tâm hình học của các vệ tinh; mà đó là khoảng 2km (1,2 dặm) ra khỏi trung tâm. Tương tự như vậy, Trái đất cũng phình ra ở khu vực giữa của nó. Động trăng (Moonquakes) Các phi hành gia Apollo đã sử dụng địa chấn kế trong chuyến du hành của họ đến Mặt trăng và phát hiện ra rằng quả cầu màu xám không phải là một nơi hoàn toàn chết, khi nói về mặt địa chất. Những "động trăng" nhỏ, có nguồn gốc vài dặm (km) dưới mặt nước, được cho là nguyên nhân gây ra bởi lực hấp dẫn của Trái đất. Đôi khi, những khe nứt nhỏ xuất hiện ở trên bề mặt và khí thoát ra ngoài. Các nhà khoa học cho rằng họ nghĩ Mặt trăng có thể có một lõi nóng và một phần nóng chảy, như lõi của Trái Đất. Tuy nhiên, dữ liệu thông tin từ tàu vũ trụ Lunar Prospector của NASA cho thấy vào năm 1999 lõi của Mặt trăng nhỏ - có lẽ chỉ bằng khoảng 2% đến 4% khối lượng của nó. Kích thước này là rất nhỏ so với Trái Đất, trong khi đó lõi sắt chiếm khoảng 30 phần trăm khối lượng của hành tinh. Một kỹ sư cho rằng những "động trăng" nên được đưa vào khi thiết kế các căn cứ Mặt trăng trong tương lai. Thủy triều trên Trái Đất chủ yếu bị gây ra là do Mặt Trăng (Mặt trời có hiệu ứng nhỏ hơn). Dưới đây là cách thủy triều hoạt động: Lực hấp dẫn của Mặt Trăng kéo trên các đại dương của Trái Đất. Lúc thủy triều lên cao thẳng hàng với Mặt trăng khi Trái đất quay bên dưới. Thủy triều lên cao xảy ra ở mặt đối diện của hành tinh bởi lực hấp dẫn kéo Trái đất về phía Mặt trăng hơn là kéo về phía nước. Vào ngày trăng tròn và trăng non, Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng nằm thẳng hàng nhau, tạo ra thủy triều cao hơn so với thủy triều bình thường (gọi là kỳ sóc vọng, cách mà chúng mọc lên). Khi Mặt trăng thuộc phần tư đầu tiên hoặc phần tư cuối cùng sẽ nhỏ hơn so với lúc thủy triều hình thành. Quỹ đạo 29,5 ngày của Mặt trăng quay quanh Trái đất không phải theo vòng tròn. Khi Mặt trăng nằm gần nhất với Trái đất (gọi nó là cận điểm), thậm chí kỳ sóc vọng còn lên cao hơn và chúng được gọi là kỳ sóc vọng cận điểm. Tất cả sự kéo giật mạnh này là một hiệu ứng thú vị: Một số năng lượng quanh của Trái đất bị đánh cắp bởi Mặt trăng, nguyên nhân gây ra việc hành tinh của chúng ta bị chậm khoảng 1,5 phần nghìn giây mỗi thế kỷ. Nữ thần mặt trăng Luna Khi bạn đọc được bài viết này, Mặt trăng đã di chuyển ra rất xa chúng ta. Mỗi năm, Mặt trăng lấy một số năng lượng quay tròn của Trái đất và sử dụng nó để tự đẩy bản thân lên khoảng 4cm (1,6 inch) cao hơn so với quỹ đạo của nó. Các nhà nghiên cứu nói rằng khi nó hình thành khoảng 4,6 tỷ năm trước đây, Mặt trăng nằm cách Trái đất khoảng 22.530km (14.000 dặm) và hiện giờ nó là 450.000 km (280.000 dặm). Trong khi đó tốc độ quay của Trái Đất đang chậm lại - ngày của chúng ta đang dài hơn. Cuối cùng, các bướu thủy triều (tidal bulges) của hành tinh chúng ta sẽ kết hợp lại dọc theo một đường ảo chạy qua trung tâm của Trái đất và Mặt trăng, sự thay đổi luân phiên hành tinh của chúng ta sẽ ngừng lại khá nhiều. Ngày Trái đất sẽ là một tháng dài. Khi điều này xảy ra, hàng tỷ năm kể từ bây giờ, các tháng trên mặt đất sẽ dài hơn - khoảng 40 ngày hiện tại của chúng ta - bởi trong suốt thời gian này, Mặt trăng sẽ tiếp tục di chuyển ra phía ngoài. Theo Nga Bùi, quantrimang.com

  • Bí ẩn hố đen vũ trụ

    Phát hiện này được công bố ngày 21.4 trên trang Monthly Notices của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia. Các nhà nghiên cứu đặt tên cho hố đen này là Unicorn (Kỳ Lân) vì nó có một không hai và một phần vì nó được tìm thấy trong chòm sao Monoceros - The Unicorn. Tác giả chính Tharindu Jayasinghe - tiến sĩ nghiên cứu về thiên văn học tại Đại học Bang Ohio - cho biết: “Khi chúng tôi xem xét dữ liệu thì hố đen Unicorn xuất hiện”. Hố đen Unicorn có khối lượng gấp ba lần khối lượng mặt trời. Tuy thế, khối lượng này được cho là rất nhỏ so với các hố đen khác. Rất ít hố đen có khối lượng nhỏ như vậy được tìm thấy trong vũ trụ. Hố đen Unicorn vẫn nằm trong dải Ngân Hà, cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng. Nó đã bị che khuất khỏi tầm mắt cho đến khi tiến sĩ Jayasinghe bắt đầu phân tích về nó. Xuất hiện cùng với ngôi sao đỏ khổng lồ, hố đen được kết nối với ngôi sao bằng lực hấp dẫn. Các nhà khoa học đã không thể nhìn thấy hố đen vì theo lý thuyết, hố đen rất tối không chỉ với mắt thường mà các công cụ đo ánh sáng và bước sóng cũng khó phát hiện ra. Nhưng trong trường hợp này, các nhà khoa học có thể nhìn thấy ngôi sao đỏ. Dữ liệu về ngôi sao này đã được ghi lại đầy đủ bởi các hệ thống kính thiên văn. Thông tin về ngôi sao này đã được phổ biến rộng rãi. Khi tiến sĩ Jayasinghe và các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu, họ nhận thấy có thứ gì đó dường như đang quay quanh ngôi sao khổng lồ, khiến ánh sáng từ ngôi sao thay đổi cường độ và xuất hiện tại các điểm khác nhau xung quanh quỹ đạo. Ngoài ra, nó còn kéo và làm biến dạng ngôi sao đỏ. Hiệu ứng kéo - còn gọi là biến dạng thủy triều - cung cấp manh mối cho các nhà thiên văn thấy có yếu tố khác tác động đến ngôi sao. Phương án trả lời có thể là hố đen nhưng kích thước như vậy là quá nhỏ. Chỉ mới gần đây, các nhà thiên văn mới xem xét đến khả năng hố đen với khối lượng nhỏ như vậy có thể tồn tại. Todd Thompson – đồng tác giả của nghiên cứu, chủ nhiệm khoa thiên văn học Đại học bang Ohio và là học giả xuất sắc của trường – cho biết: “Cũng giống như lực hấp dẫn của mặt trăng ảnh hưởng đến các đại dương trên Trái đất, tạo ra thủy triều thì hố đen cũng làm biến dạng ngôi sao. Câu trả lời đơn giản và hợp lý nhất đó chính là hố đen.” Trong khoảng thập kỉ trước, các nhà thiên văn học tự hỏi liệu hố đen có thực sự tồn tại. Sau đó, khoảng 18 tháng trước, nhóm nghiên cứu bang Ohio này đã đưa ra bằng chứng mạnh mẽ về sự tồn tại có thực của các hố đen, từ đó dẫn đến việc phát hiện ra hố đen Unicorn. Việc tìm kiếm và nghiên cứu các hố đen trong thiên hà là rất quan trọng để các nhà khoa học biết về cách các ngôi sao hình thành và chết đi. Trong những năm gần đây, nhiều thí nghiệm quy mô lớn được thực hiện để xác định vị trí các hố đen khối lượng nhỏ. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy nhiều hố đen với khối lượng tương tự Unicorn trong tương lai. Theo Khánh Ly, Báo NLĐ PHÁT HIỆN HỐ ĐEN LỚN NHANH NHẤT TRONG 9 TỶ NĂM Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua. Một hình ảnh từ SkyMapper Southern Sky Survey cho thấy hố đen đang phát triển là nguồn sáng màu xanh lam. Ảnh: Đại học Quốc gia Australia. Một hình ảnh từ SkyMapper Southern Sky Survey cho thấy hố đen đang phát triển là nguồn sáng màu xanh lam. Ảnh: Đại học Quốc gia Australia. Theo các nhà khoa học, J1144 là chuẩn tinh phát sáng nhất trong 9 tỷ năm lịch sử vũ trụ. Họ ước tính rằng hố đen siêu lớn tiêu thụ một lượng tương đương với Trái Đất mỗi giây và có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Đến nay, lý do cho độ sáng bất thường của J1144 vẫn chưa rõ ràng. “Có thể hai thiên hà lớn đã va chạm và tạo ra một phễu khí hướng về phía hố đen”, ông Onken nói. “Chúng ta đã tìm kiếm những hố đen đang phát triển này kể từ đầu những năm 1960. Nhưng việc để một vật thể có độ sáng như vậy lọt khỏi các cuộc tìm kiếm trong nhiều năm là đáng chú ý", ông nói. Theo Hải Linh, zingnews

  • Tảng băng trôi lớn nhất thế giới.

    BVR&MT – Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), ngày 19/5, cho biết, một tảng băng khổng lồ lớn hơn cả đảo Majorca của Tây Ban Nha đã tách khỏi rìa đông lạnh của Nam Cực vào Biển Weddell, trở thành tảng băng trôi lớn nhất trên thế giới. Ngày 19-5, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết tảng băng trôi tách ra khỏi thềm băng Ronne ở Nam Cực và đang trôi nổi trên biển Weddell. Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), A-76 là tảng băng lớn nhất trên thế giới đang trôi trên biển, được vệ tinh Copernicus Sentinel-1 của ESA chụp vào ngày 20/5. Trong một tuyên bố đăng trên trang web của mình, ESA cho biết tảng băng mới được các nhà khoa học đặt tên là A-76, đã được phát hiện trong các bức ảnh vệ tinh gần đây do vệ tinh Copernicus Sentinel-1 chụp. Theo ESA, với kích thước này, tảng băng còn lớn hơn hòn đảo Majorca của Tây Ban Nha. Diện tích bề mặt của tảng băng là 4.320 km2, chiều dài 175 km, rộng 25 km. Trong khi đó, đảo Majorca của Tây Ban Nha có diện tích là 3.640 km2. Tảng băng trôi lớn nhất thế giới, có kích thước gấp 80 lần quận Manhattan, TP New York – Mỹ, vừa tách ra khỏi Nam Cực trong những ngày vừa qua. Tảng băng A-76, đã vỡ ra khỏi thềm băng của Nam Cực, hiện đang được xếp là tảng băng lớn nhất trên hành tinh, vượt qua vị trí thứ hai là tảng băng A-23A có diện tích khoảng 3.380 km2 cũng đang trôi ở biển Weddell. A-76 lần đầu tiên được phát hiện bởi Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh và được Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết quốc gia Mỹ xác nhận bằng cách sử dụng hình ảnh từ sứ mệnh Copernicus Sentinel-1, bao gồm hai vệ tinh quay quanh cực của Trái đất. Ông Ted Scambos, một nhà nghiên cứu băng học tại Đại học Colorado ở Boulder cho biết, việc tách những khối băng lớn là một phần của chu kỳ tự nhiên vì những khối băng khổng lồ vỡ ra khỏi thềm băng trong những khoảng thời gian đều đặn. Các nhà khoa học không cho rằng vấn đề này do biến đổi khí hậu gây ra và việc A-76 bị tách ra có thể không liên quan đến biến đổi khí hậu. Sau khi tan ra, tảng băng trôi khổng lồ sẽ không dẫn đến hiện tượng tăng mực nước biển bởi vì nó là một phần của thềm băng nổi. Điều này tương tự như 1 cục đá lạnh đang tan không làm tăng lượng đồ uống trong ly. Theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết quốc gia Mỹ, một số thềm băng dọc bán đảo Nam Cực, xa hơn Nam Cực, đã trải qua quá trình tan rã nhanh chóng trong những năm gần đây, đây là hiện tượng mà các nhà khoa học tin rằng có thể liên quan đến hiện tượng ấm lên toàn cầu. Theo: Baovemoitruong

bottom of page